Cách xử lý phèn, khử phèn trong ao nuôi thủy sản

CÁCH XỬ LÝ PHÈN KHỬ PHÈN TRONG AO NUÔI THỦY SẢN

Ao nuôi thủy sản bị nhiễm phèn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tôm cá còi cọc chậm lớn, dễ mắc bệnh, tỷ lệ sống thấp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cách xử lý phèn, khử phèn trong ao nuôi thủy sản hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

1. Tác hại của phèn đối với ao nuôi

Sở dĩ bà con nuôi trồng thủy sản luôn quan tâm đến vấn đề xử lý và kiểm soát phèn trong ao nuôi bởi ảnh hưởng của phèn đối với vật nuôi là vô cùng lớn. Dưới đây là một số tác hại:

Khó gây màu nước do tảo phát triển chậm, đặc biệt đối với tôm con ở giai đoạn đầu thì màu nước cực kì quan trọng.

Phèn làm giảm pH trong ao nuôi, mà pH là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm cua cá

Ao nuôi bị nhiễm phèn làm tôm cá stress, kém ăn, chậm lớn.

Khi ao tôm bị phèn làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo vỏ trên tôm. Từ đó khiến tôm khó lột xác, mềm vỏ, chậm phát triển, màu sắc xám đen

Hợp chất phèn làm pH thấp ảnh hưởng đến sự hoạt hóa các Enzyme trong ao. Từ đó làm cho việc sử dụng các sản phẩm vi sinh hoặc chế phẩm sinh học xử lí nước đáy, bổ sung thức ăn không hiệu quả

2. Cách xử lý phèn, khử phèn trong ao nuôi thủy sản

2.1 Khử phèn trong ao bằng hóa chất EDTA

Cách xử lý phèn, khử phèn trong ao nuôi thủy sản
Cách xử lý phèn, khử phèn trong ao nuôi thủy sản

EDTA là hóa chất thủy sản hiệu quả nhất thường được sử dụng để khử phèn và khử các kim loại nặng trong ao nuôi. 

Bên cạnh việc khử phèn ao nuôi nó còn có nhiều công dụng khác như: 

  • Giảm hàm lượng các chất có hại như NO2, NH3, H2S trong nước
  • Làm sạch nước, nâng cao độ trong của nước
  • Giải độc tố tồn dư của các hóa chất, dư lượng thuốc trừ sâu và các triệu chứng trúng độc khác.
  • Cách khử phèn trong ao bằng EDTA

Trong thời gian nuôi, khi xuất hiện váng phèn trong ao hoặc pH thấp, sử dụng EDTA 4Na với liều lượng như sau: 

pH < 7: dùng 1kg/ 2000 – 3000m3 nước

pH > 7: dùng 1kg/ 3000 – 4000m3 nước

Sau khoảng 2 tuần thì lặp lại lần 2 hoặc khi thấy váng phèn xuất hiện trở lại. 

2.2 Sử dụng vôi để xử lý phèn trong ao 

Sử dụng vôi để xử lý phèn trong ao 
Sử dụng vôi để xử lý phèn trong ao

Vôi là phương pháp xử lý phèn trong ao nuôi thủy sản được rất nhiều hộ sử dụng. Đây là sản phẩm quen thuộc, dễ mua, dễ sử dụng và đem lại hiệu quả cao với chi phí thấp.

Để hạ phèn trong ao nuôi, bà con thường sử dụng bột đá vôi CaCO3. 

Sử dụng với liều lượng 10-20kg/ 1.000m3 nước. Phụ thuộc vào độ nhiễm phèn của ao

Cách dùng:

Hòa tan vôi vào nước rồi tạt xuống ao. Bà con lưu ý tạt đều khắp mặt ao để tăng hiệu quả xử lý phèn của vôi

Ngoài ra bà con có thể sử dụng bột đá vôi CaCO3 để

Duy trì chất lượng nước ao nuôi: 10-20kg/ 1.000m3, 7-10 ngày lặp lại 1 lần  

Làm lắng chất hữu cơ, làm sạch nước: 10-20kg/ 1.000m3 nước. 

3. Một số biện pháp phòng tránh hiện tượng ao bị nhiễm phèn

Để phòng tránh hiện tượng ao nuôi bị nhiễm phèn, cần lưu ý những điều sau:

Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở vùng đất ít bị nhiễm phèn. Nên lót bạt ở đáy ao

Chuẩn bị cải tạo ao nuôi kỹ, bón vôi vào đáy ao trước khi cấp nước vào ao nuôi

Xử lý nguồn nước cấp vào thật sạch, nên sử dụng bộ test để kiểm tra môi trường xem có hàm lượng sắt trong nguồn nước cấp không. 

Sau mỗi trận mưa, nước mưa có chứa axit và lượng xì phèn ở trên bờ có thể trôi xuống ao làm giảm pH. Vì thế nên rải vôi nông nghiệp xung quanh bờ ao trước khi mưa. Sau khi mưa thì kiểm tra lại chất lượng nước và xử lý 

Trên đây là cách xử lý phèn, khử phèn trong ao nuôi thủy sản nhanh chóng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Hiện nay, hóa chất Việt Mỹ đang cung cấp các loại vôi và EDTA chất lượng cao để khử phèn và các kim loại nặng trong ao nuôi. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp đa dạng các loại hóa chất xử lý nước trong thủy sản khác như thuốc tím, đồng sunfat, oxy già, chlorine, TCCA,.. Quý khách có nhu cầu mua hàng, vui lòng liên hệ số điện thoại chi nhánh gần nhất ở cuối website để được báo giá