Thuốc tím giúp loại bỏ khí độc và kim loại nặng

HÓA CHẤT XỬ LÝ NƯỚC AO NUÔI HIỆU QUẢ NHẤT

Để quá trình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao, các hóa chất xử lý nước ao nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn công dụng của các chất này nhé!

1. Hóa chất xử lý nước có những lợi ích gì?

Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng các loại hóa chất để xử lý nước đóng vai trò quan trọng, giúp cải thiện hiệu suất nuôi trồng và tăng cường hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Dưới đây là một số lợi ích khi kết hợp hóa chất xử lý nước ao nuôi:

  • Xử lý môi trường nước ao nuôi: Sử dụng hóa chất giúp làm sạch môi trường nước trong ao nuôi, loại bỏ các tạp chất và tăng cường độ trong suốt của nước.
  • Khử mùi hôi và loại bỏ khí độc: Hóa chất có khả năng khử mùi hôi và loại bỏ các khí độc gây hại trong ao nuôi, giúp cải thiện môi trường sống cho các loài thủy sản.
  • Tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật và ngăn ngừa bệnh tật: Hóa chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật, vi rút và nấm có thể gây bệnh cho động vật trong ao nuôi, giảm nguy cơ mắc các bệnh tật.
  • Sát trùng và vệ sinh: Hóa chất được sử dụng để sát trùng bồn, bể nuôi, lồng bè và vệ sinh các dụng cụ và thiết bị trong ao nuôi, giúp đảm bảo môi trường nuôi trồng sạch sẽ và an toàn.
  • Phân hủy chất thải: Hóa chất giúp phân hủy chất thải như thức ăn thừa và mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • Lắng tụ và làm sạch nước: Hóa chất có khả năng lắng tụ các chất hữu cơ, chất lơ lửng và phù sa, từ đó giảm độ đục của nước trong ao nuôi.
Hóa chất xử lý nước ao nuôi đóng vai trò quan trọng với ngành thủy sản
Hóa chất xử lý nước ao nuôi đóng vai trò quan trọng với ngành thủy sản

2. Các hóa chất xử lý nước nổi bật trong ngành thủy sản

Trong ngành thủy sản, chắc hẳn các bạn không còn xa lạ với một số hóa chất xử lý nước ao nuôi sau:

2. 1 Chlorine

Đặc điểm: 

  • Công thức hóa học: Ca(OCl)2 
  • Dạng hạt, màu trắng đục 
  • Dùng tẩy trùng ao hồ, các dụng cụ, thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
  • Diệt tảo, diệt khuẩn, virus, vi sinh vật trong môi trường nước.

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Khử trùng bể, thiết bị và dụng cụ ao nuôi: Liều lượng dùng 100-200g/m3 nước trong thời gian 30 phút.
  • Khử trùng đáy ao nuôi: Liều dùng 50-100g/m3 nước, sử dụng khi vụ nuôi trước có vật nuôi bị dịch bệnh.
  • Xử lý nguồn nước trước khi thả tôm, cá: Liều lượng 20-30g/m3 nước.
  • Trị bệnh do vi khuẩn: Liều dùng 1-3g/m3 nước trong 10-15 phút.
  • Trị bệnh ký sinh trùng: Liều dùng 1-2g/10m3 nước.
  • Sau khi khử trùng, lượng Chlorine trong nước cần được trung hòa bằng natri thiosulfate hoặc bằng cách sục khí, chạy quạt nước mạnh trong 3 đến 5 ngày, sau đó mới thả tôm cá.
Chlorine giúp khử trùng nước ao nuôi
Chlorine giúp khử trùng nước ao nuôi

2. 2 PAC 

Đặc điểm hóa chất PAC

  • Có dạng bột, màu trắng hoặc vàng.
  • Dễ tan trong nước 
  • Xử lý nước đục, nước chứa các hạt lơ lửng có kích thước nhỏ nhưng không tự lắng hoặc lắng chậm.

Hướng dẫn sử dụng: Khi xử lý nguồn nước, liều lượng khoảng 5-10 kg/1000 m3.

Tuy nhiên, liều lượng này còn phụ thuộc vào chất lượng nước, hàm lượng phù sa lơ lửng và hàm lượng chất hữu cơ của từng vùng.

2.3 Thuốc tím 

Đặc tính: 

  • Công thức hóa học: KMnO4.
  • Ở dạng hạt cát hoặc tinh thể màu tím than.
  • Hòa tan trong nước, chất oxy hóa mạnh, bị phân hủy bởi cồn và oxy già.
  • Giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật, nấm và tảo.
  • Khử trùng nguồn nước, xử lý ký sinh trùng cho vật nuôi.
  • Giảm khí độc và kim loại nặng như H2S, Fe+…

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Khử trùng nguồn nước: Liều lượng 1-2kg/1000m3 nước.
  • Trị các bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng: Liều dùng 4-8kg/1000m3 nước.
Thuốc tím giúp loại bỏ khí độc và kim loại nặng
Thuốc tím giúp loại bỏ khí độc và kim loại nặng

2.4 Vôi 

Đặc điểm: 

  • Công thức hóa học: Đá vôi (CaCO3), vôi sống (CaO), vôi tôi (Ca(OH)2).
  • Giúp ổn định độ pH, tăng độ kiềm, độ cứng trong nước, khử phèn trong đất và nước.
  • Diệt tạp, giảm tảo và sát khuẩn xung quanh khu vực ao nuôi.
  • Giúp lắng chìm chất hữu cơ lơ lửng trong nước sau mưa, tạo độ trong cho nước, phòng bệnh cho vật nuôi.

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Cải tạo ao: Sử dụng CaCO3 hoặc Ca(OH)2 với liều lượng từ 8-10kg/100m3 nước, rải khắp bề mặt ao. Ao phèn có thể tăng liều lượng.
  • Khử phèn: Sử dụng CaCO3 liều lượng 1-3kg/100m3 nước, giúp khắc phục hiện tượng rửa trôi phèn sau mưa, xì phèn dưới đáy ao.
  • Hòa tan chất hữu cơ, giảm độ đục trong nước: Dùng CaCO3 liều lượng 1-2kg/100m3 nước, tạt khắp ao.
  • Phòng bệnh cho vật nuôi: Định kỳ dùng CaCO3 liều lượng 1-2kg/100m3 nước, tạt đều khắp ao.

2.5 EDTA 

Đặc điểm: 

  • Dạng bột, có màu trắng.
  • Là hóa chất hút ẩm tốt, tan nhiều trong nước.
  • Làm sạch nước mạnh, nâng cao độ trong của nguồn nước ao nuôi.
  • Giảm phèn, giảm hàm lượng chất có hại như NH3, H2S, NO2, CH4… giúp vật nuôi không nhiễm độc và mắc bệnh.
  • Giải độc, Clo, muối kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu… Giảm độ nhờn, váng bọt trong nước, làm lắng cặn bã, chất lơ lửng trong ao nuôi.

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Chuẩn bị ao trước khi thả giống: Liều lượng 1kg/2000m3 nước.
  • Trong quá trình thả nuôi: Khi có váng phèn hoặc pH thấp gây khó lột vỏ tôm thì nên sử dụng với liều lượng như sau: dùng 1 kg/2000-3000 m3 nước, tạt một liều duy nhất (ao nuôi bằng pH < 7), dùng 1 kg/3000-4000 m3 nước, tạt 1 liều lượng duy nhất (ao có pH ≥ 7).
EDTA giúp loại bỏ cặn bã, chất lơ lửng trong ao nuôi
EDTA giúp loại bỏ cặn bã, chất lơ lửng trong ao nuôi

3. Lưu ý quan trọng khi sử dụng hóa chất xử lý nước cho ao nuôi

Với nhu cầu ngày càng tăng về sử dụng hóa chất xử lý nước ao nuôi, việc nắm vững một số lưu ý sau đây rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Hiểu rõ về hóa chất: Hãy nắm chắc thông tin về thành phần, công dụng, cách sử dụng và cách bảo quản hóa chất mà bạn sử dụng.
  • Bảo vệ bản thân: Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ và các dụng cụ cần thiết khi làm việc với hóa chất thủy sản.
  • Tuân thủ nguyên tắc an toàn: Luôn tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất. Đảm bảo việc lưu trữ, xử lý và tiếp xúc với hóa chất được thực hiện đúng cách.
  • Nguyên tắc xuất xứ: Tránh sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc và xuất xứ, hãy chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và tin cậy.
  • Chọn thời điểm phù hợp: Lựa chọn thời điểm phù hợp để sử dụng hóa chất xử lý nước thủy sản, điều này sẽ giúp đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình xử lý.
  • Quan sát phản ứng vật nuôi: Luôn theo dõi sự phản ứng của các loài động vật nuôi khi tiếp xúc với liều lượng hóa chất từ thấp đến cao. Nếu có bất kỳ hiện tượng lạ nào xuất hiện trên diện rộng, hãy ngừng sử dụng hóa chất ngay lập tức.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc về hóa chất xử lý nước ao nuôi. Hiện Hóa chất thủy sản Việt Mỹ đang cung cấp rất nhiều mặt hàng hóa chất đa dạng, chất lượng cao. Nếu có nhu cầu sử dụng, đừng quên kéo xuống cuối trang website, liên hệ cơ sở gần nhất để được chúng tôi tư vấn, báo giá nhanh nhất.


Về tập đoàn hoá chất VMC GROUP

Chúng tôi chuyên phân phối các loại hoá chất công nghiệp, dung môi công nghiệp, hương liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cồn khô, cồn thạch, hoá chất tẩy rửa - vệ sinh, hoá chất thuỷ sản....

Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của VMC GROUP ở cuối website